SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT
[Các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan]
Sử dụng công nghệ UHT trong sản xuất, nhằm nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh ngành thực phẩm đồ uống ( sữa/ NGK-nước ép…) tại Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến sữa nói riêng và ngành thực phẩm đồ uống khác như: nước giải khát sữa hoa quả, nước ép, sữa đậu nành, sữa chocolate, sữa đặc, kem (cream), nước giải khát axit lactic… nói chung của Việt Nam thời gian qua đạt được tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng cả về giá trị và sản lượng. Thị trường đồ uống này trong nước đang có được những điều kiện phát triển thuận lợi (ví dụ nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng, quy mô doanh nghiệp chế biến ngày càng tăng hay xu hướng mở rộng ngành chăn nuôi bò sữa,…), tuy nhiên ngành sữa nội địa vẫn đang gặp phải rất nhiều khó khăn, làm hạn chế tiềm năng phát triển (chẳng hạn như nhu cầu chưa thật sự khoa học của người tiêu dùng, sự thiếu nhất quán trong quản lý của một số cơ quan chức năng,...).
Phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến sữa thông qua mức độ thuận lợi của 4 yếu tố trong mô hình viên kim cương của Michael E. Porter, bao gồm:
i) Các điều kiện về yếu tố sản xuất;
ii) Các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan;
iii) Các điều kiện về nhu cầu và;
iv) Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty;
cho thấy ngành này của Việt Nam đang có được lợi thế cạnh tranh tương đối và nhiều tiềm năng cho phát triển.
Nghiên cứu này giúp các bên có liên quan có được cái nhìn cụ thể về mức độ lợi thế của từng yếu tố đối với ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam, từ đó có được các hành động và bước đi thích hợp.
Về yếu tố Công nghệ chế biến, hiện nay Công nghệ đông lạnh thực phẩm: theo Hiệp hội sữa, ở Việt Nam có khoảng 20 - 30% sữa tươi nguyên liệu không đáp ứng được tiêu chuẩn do các vấn đề kỹ thuật trong khâu bảo quản và vận chuyển sau khi vắt sữa. Thực tế này làm giảm nguồn cung sữa nguyên liệu, thu nhập của người chăn nuôi bị ảnh hưởng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến sữa đã hỗ trợ nông dân trong việc thu gom sữa bằng cách đặt các bồn chứa lạnh ở gần khu vực chăn nuôi, giúp người nông dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí liên quan đến bảo quản và vận chuyển, giúp làm giảm luông sữa không đảm bảo chất lượng. Tháng 6/2013, công nghệ bảo quản thực phẩm đông lạnh hiện đại CAS (Cells Alive System) của tập đoàn ABI (Nhật Bản) đã được chuyển giao cho Việt Nam. Bằng sáng chế công nghệ CAS do ABI sở hữu hiện đang được hơn 22 quốc gia và Cơ quan sáng chế châu Âu công nhận bảo hộ. CAS thể giữ cho nông sản, thủy sản, thực phẩm tươi ngon đến 99,7 % sau 10 năm. Đây là một trong những động lực quan trọng giúp duy trì và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa trong nước.
Công nghệ sản xuất và đóng gói: công nghệ tiệt trùng UHT (Ultra High Temperature) là công nghệ xử lý sản phẩm lỏng (sữa tươi, sữa đậu nành, nước trái cây) ở nhiệt độ cao (135-1400C) trong khoảng 2-5 giây, sau đó làm lạnh ngay, giúp giữ lại tối đa hương vị và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Công nghệ tiệt trùng UHT giúp sản phẩm có thể tươi ngon trong 6 tháng mà không cần trữ lạnh. Đây được xem là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20. Còn bao bì giấy tiệt trùng là sản phẩm được tạo thành từ 6 lớp nguyên liệu đa dạng, kết hợp các đặc tính tốt nhất của giấy, nhôm và nhựa. Mỗi lớp đều có chức năng bảo vệ riêng. Sản phẩm tiệt trùng trong các hộp giấy tiệt trùng vẫn giữ được thành phần dinh dưỡng cũng như mùi vị, màu sắc và cấu trúc tự nhiên của thực phẩm do được xử lý nhiệt trong thời gian ngắn hơn quá trình chế biến thanh trùng hay theo cách truyền thống. Ngoài ra, công nghệ sản xuất và đóng gói tiệt trùng còn có ưu điểm giúp sản phẩm tránh được các loại vi khuẩn và dễ dàng vận chuyển đến bất cứ đâu. Công nghệ mới này có ưu điểm không cần trữ lạnh, giúp tiết kiệm nhiên liệu điện khoảng 35%. Ngoài ra, nó còn giảm được năng lượng nhiệt tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Qua đó, ước tính giảm tới 40% lượng khí carbon thải ra trong môi trường, hạn chế tối đa gây ô nhiễm trong sản xuất. Sau khi dùng xong, vỏ hộp giấy tiệt trùng còn được dùng để tái chế làm nguyên liệu sản xuất mái lợp sinh thái hoặc các sản phẩm khác có giá trị kinh tế cao như túi, hộp giấy bìa, giấy vệ sinh, tập, hộp đựng trứng, văn phòng phẩm.
Với tính năng vượt trội này, công nghệ tiệt trùng UHT và bao bì giấy tiệt trùng đã và đang được các nước trên thế giới sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đồ uống.
Tại Việt Nam, công nghệ tiệt trùng UHT đã được ứng dụng trong từ năm 1994 và đến nay đã phổ biến rộng rãi trong ngành chế biến sữa và sữa đậu nành. Đây cũng là xu thế chung của các nhà máy trong ngành thực phẩm với mục tiêu vì an toàn sức khỏe của cộng đồng. Nhà máy Sữa Việt Nam được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu này. Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm
Sữa tươi sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh. Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến và được chuyển đến bồn chứa sẵn sàng cho chế biến tiệt trùng UHT.
Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140oC, sau đó sữa được làm lạnh nhanh xuống 25oC. Sữa được chuyển đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng Nhờ công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần dinh dưỡng, vitamin & khoáng chất trong thời gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản.
Quy trình Sản Xuất Sữa Tiệt Trùng bằng công nghệ UHT:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI AN HÒA